Giống chó Shar pei hay còn gọi là Sa Bì là một giống chó có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Giống chó này hiện được nhiều người ưa chuộng nuôi là thú cưng vì bản tính năng động và hết sức dễ thương. Chó khi trưởng thành có thể đạt chiều cao khoảng 40– 60 cm Trọng lượng- 20– 25 kg, chúng có loại lông ngắn, nhiều màu.
Chó Shar Pei khá hiền lành, tình cảm và quấn chủ.
Đặc điểm nổi bật nhất của chó Shar Pei là lớp da nhăn nheo, xếp thành từng nếp trên khắp cơ thể và mặt. Chó Shar Pei có cái đầu lớn, miệng rộng, lưỡi màu xanh đen (huyền đề), mũi lớn và tai nhỏ xíu trên đỉnh đầu. Mắt Shar Pei rất nhỏ và bị che bởi các nếp nhăn phía trên mắt. Chúng thường bị mắc một dị tật gọi là mắt cụp khiến cho lông mi cọ vào mắt, lâu dần sẽ khiến chúng bị bị đau mắt và giảm thị lực.
Theo ông Nguyễn Văn Tú (chủ cửa hàng bán chó cảnh trên phố Hoàng Hoa Thám), do là giống chó hiếm ở Việt Nam, khó nuôi và tuổi thọ ngắn nên có giá khá "chát" vào khoảng 8 – 15 triệu/con. Chó Shar Pei nhìn chung khá hiền lành, tình cảm và quấn chủ, tuy nhiên không phải là giống chó thân thiện với tất cả mọi người, chúng thường rất cảnh giác với người lạ, ít lại gần và hiếm khi ăn những thứ người lạ cho.
Chúng cũng là giống chó trông nhà và bảo vệ rất tốt, dù thính giác và thị lực không được tốt nhưng có tinh thần cảnh giác cao, dũng cảm và sẵn sàng tấn công nếu bị đe dọa. Giống chó Shar Pei thích có một không gian sống rộng rãi và được vận động thoải mái, loài vật nuôi này cũng khá hiếu động vì vậy cần phải thường xuyên cho chúng chạy bộ và đi dạo để kích thích tinh thần và ngăn ngừa việc chúng lười biếng và béo phì vì loài chó này phàm ăn. Chúng khá nhạy cảm với thời tiết quá nóng.
Với loài chó này, khi huấn luyện cần phải kiên nhẫn, chủ luôn phải theo sát. Hàng ngày cần làm vệ sinh cơ thể cho chó, đặc biệt là ở các lớp da nhăn của chúng. Với chế độ ăn uống cần phải cẩn thận vì giống chó này rất dễ bị béo phì và mắc các bệnh về dạ dày và da.
Loài chó này có tuổi thọ trung bình từ 8 - 10 năm. Dễ gặp các vấn đề sức khỏe về dị ứng da, viêm tai ngoài, suy giáp, sai khớp xương bánh chè và các vấn đề nhỏ như quặm và loạn sản xương hông. Chúng cần phải được đưa đến bác sĩ thú y để kiểm tra về tình trạng xương hông, mắt, đầu gối, khuỷu tay và các bệnh về da.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét