Chó Bắc Kinh còn được gọi bằng tên một số tên gọi khác như chó sư tử, phúc cẩu,... là một loài chó có nguồn gốc từ Trung Quốc. Loài chó này rất dũng cảm, nhạy cảm, độc lập, có thể là bạn đồng hành tuyệt vời. Loài này là một giống chó trông nhà khá tốt.
Chó Bắc Kinh có bản tính trầm tĩnh và rất tình cảm.
Cách chọn giống chó Bắc Kinh
Chó Bắc Kinh là một giống chó nhỏ, cân đối, khỏe mạnh. Nó có cơ thể săn chắc, vững vàng, chiều dài hơi nhỉnh hơn chiều cao. Đầu thủ lớn so với phần còn lại của cơ thể, mặt gãy khá rõ rệt. Phần trước của khuôn mặt nhẵn, bằng phẳng. Mõm rộng, dày phía dưới đuôi mắt chia thành hai phần trên và dưới của khuôn mặt. Da mõm màu đen. Mũi đen rộng và ngắn.
Hàm dưới hơi trề với cặp xương hàm khỏe, rộng. Đôi mắt tròn, to, lồi cách xa nhau với mí mắt đen. Đôi tai ở phía mặt trước của đầu thủ, hình trái tim, buông thõng sát đầu thủ. Chúng rậm lông đến nỗi mà khi chúng xuất hiện trông trông vuông vắn như một hình chữ nhật vậy. Cổ ngắn và dày. Chân ngắn, dày và khỏe khoắn. Đuôi ở cao, hơi cong và cuộn qua lưng. Bộ lông ngoài dài, thô và rậm về cấu tạo. Lớp lông tơ mềm mại và rậm. Bộ lông gồm tất cả các màu, thỉnh thoảng mang mặt nạ đen.
Khi mua cần quan sát con chó con phải nhanh nhẹn, hoạt bát, cặp mắt sáng. Khi chọn mua chó con bạn cần phải theo dõi con chó trong vòng ít nhất 30 phút đến 1 tiếng để quan sát hành vi, tính cách và tình trạng thể lực của chó con.
Từ 2-4 tháng tuổi, giống này nặng khoảng 1 đến 6 kg và cao từ 13–23 cm. Khi trưởng thành chúng nặng trên 3 hoặc 5 kg phụ thuộc cả vào lúc nhỏ nhưng chiêu cao không tăng đáng kể (có con cao thêm khoảng 1–3 cm, nhưng có con chỉ cao thêm 0,3-0,8 cm). Tuổi đời từ 10 đến 15 năm.
Cách chăm sóc khi nuôi chó Bắc Kinh
Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày. Không nên cho chó Bắc kinh ăn quá mặn, quá khô, cay nóng hoặc đồ lạnh, thức ăn nhiều chất béo, xương, cá hay các loại nội tạng động vật. Cần cho chó ăn đúng giờ và đủ no, không nên cho chó ăn quá nhiều trong một bữa. Các vật dụng ăn cho chó cần phải được vệ sinh sạch sẽ, sau khi chó ăn xong nên cất và rửa sạch bát cho chúng ngay, tránh tình trạng để dư thức ăn thừa trong khay.
Chó Bắc Kinh thích nghi với khi hậu mát mẻ, chú chó rất dễ bị lạnh, bị ho và hen suyễn vì vậy nơi ở của chúng cần đảm bảo được giữ ấm, thông thoáng và sạch sẽ. Ở Việt Nam khí hậu khá nóng bức vào mùa hè, bạn nên cho chú chơi dưới trong bóng râm. Hạn chế cho chó bắc kinh nằm điều hòa vì sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp của chúng dẫn đến mắc bệnh viêm phổi.
Chó Bắc kinh rất dễ bị béo phì do chúng rất phàm ăn, chúng ăn dường như không biết no, điều này dễ làm cho chú chó mắc những chứng bệnh khác. Vì vậy cần phải cho chú chó của bạn vận động thường xuyên, mỗi ngày chúng ta nên cho chó đi bộ, vui chơi bên ngoài hoặc chạy theo xe đạp khoảng 30 – 45 phút để rèn luyện thể lực, tiêu hao mỡ thừa và giúp cơ thể, xương chắc khỏe hơn.
Chó Bắc kinh có bộ lông rất đẹp, lông dày rậm và dài, tuy nhiên lông rụng khá nhiều, vì vậy chúng ta cần chú ý đến việc vệ sinh và chăm sóc bộ lông cho chó. Nên lựa chọn các dầu tắm phù hợp với bộ lông của chúng và tắm cho chó 1 tuần lần, nếu thời tiết lạnh thì tắm 2 tuần 1 lần. Bộ lông của chó Bắc kinh nên được cắt tỉa thường xuyên, tháng nên cắt tỉa 1 lần, thường xuyên chải lông cho chú chó để loại bỏ lông chết và lông rụng.
Nếu chú chó gặp các vấn đề về lông hay da thì bạn hãy dùng các loại lá cây như lá bưởi, chè xanh nấu lấy nước vừa ấm để tắm cho chó thay dầu tắm. Ngoài ra, sau khi tắm cho chó bằng dầu tắm, thì hãy vắt một quả chanh lấy nước cốt chanh xoa lên lông của chú chó và xả lại bằng nước sạch, điều đó giúp cho bộ lông của chú chó tơi hơn và sạch sẽ hơn.
Các bệnh thường gặp khi nuôi chó Bắc Kinh
Loài chó này có thể chất tương đối yếu, giống chó này dễ bị cảm, gặp các bệnh hô hấp và các vấn dề về phổi, dễ bị trầy xước giác mạc, các bệnh về xương khớp, dễ bị thừa cân, bị thoái vị đĩa đệp, trật khớp. Tất cả chó con đều cần phải được đưa đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.
Nếu phát hiện chó thở khò khè, ho, đỏ mắt, hay nôn, bỏ ăn, thụ động, tiêu chảy, thì nên đưa đến bác sĩ thú y để được kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét