Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Kỹ thuật cách nuôi chó Bắc Kinh

 Chó Bắc Kinh còn được gọi bằng tên một số tên gọi khác như chó sư tử, phúc cẩu,... là một loài chó có nguồn gốc từ Trung Quốc. Loài chó này rất dũng cảm, nhạy cảm, độc lập, có thể là bạn đồng hành tuyệt vời. Loài này là một giống chó trông nhà khá tốt.

Chó Bắc Kinh có bản tính trầm tĩnh và rất tình cảm. 

Cách chọn giống chó Bắc Kinh

Chó Bắc Kinh là một giống chó nhỏ, cân đối, khỏe mạnh. Nó có cơ thể săn chắc, vững vàng, chiều dài hơi nhỉnh hơn chiều cao. Đầu thủ lớn so với phần còn lại của cơ thể, mặt gãy khá rõ rệt. Phần trước của khuôn mặt nhẵn, bằng phẳng. Mõm rộng, dày phía dưới đuôi mắt chia thành hai phần trên và dưới của khuôn mặt. Da mõm màu đen. Mũi đen rộng và ngắn.

Hàm dưới hơi trề với cặp xương hàm khỏe, rộng. Đôi mắt tròn, to, lồi cách xa nhau với mí mắt đen. Đôi tai ở phía mặt trước của đầu thủ, hình trái tim, buông thõng sát đầu thủ. Chúng rậm lông đến nỗi mà khi chúng xuất hiện trông trông vuông vắn như một hình chữ nhật vậy. Cổ ngắn và dày. Chân ngắn, dày và khỏe khoắn. Đuôi ở cao, hơi cong và cuộn qua lưng. Bộ lông ngoài dài, thô và rậm về cấu tạo. Lớp lông tơ mềm mại và rậm. Bộ lông gồm tất cả các màu, thỉnh thoảng mang mặt nạ đen.

Khi mua cần quan sát con chó con phải nhanh nhẹn, hoạt bát, cặp mắt sáng. Khi chọn mua chó con bạn cần phải theo dõi con chó trong vòng ít nhất 30 phút đến 1 tiếng để quan sát hành vi, tính cách và tình trạng thể lực của chó con.

Từ 2-4 tháng tuổi, giống này nặng khoảng 1 đến 6 kg và cao từ 13–23 cm. Khi trưởng thành chúng nặng trên 3 hoặc 5 kg phụ thuộc cả vào lúc nhỏ nhưng chiêu cao không tăng đáng kể (có con cao thêm khoảng 1–3 cm, nhưng có con chỉ cao thêm 0,3-0,8 cm). Tuổi đời từ 10 đến 15 năm.

Cách chăm sóc khi nuôi chó Bắc Kinh

Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày. Không nên cho chó Bắc kinh ăn quá mặn, quá khô, cay nóng hoặc đồ lạnh, thức ăn nhiều chất béo, xương, cá hay các loại nội tạng động vật. Cần cho chó ăn đúng giờ và đủ no, không nên cho chó ăn quá nhiều trong một bữa. Các vật dụng ăn cho chó cần phải được vệ sinh sạch sẽ, sau khi chó ăn xong nên cất và rửa sạch bát cho chúng ngay, tránh tình trạng để dư thức ăn thừa trong khay.

Chó Bắc Kinh thích nghi với khi hậu mát mẻ, chú chó rất dễ bị lạnh, bị ho và hen suyễn vì vậy nơi ở của chúng cần đảm bảo được giữ ấm, thông thoáng và sạch sẽ. Ở Việt Nam khí hậu khá nóng bức vào mùa hè, bạn nên cho chú chơi dưới trong bóng râm. Hạn chế cho chó bắc kinh nằm điều hòa vì sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp của chúng dẫn đến mắc bệnh viêm phổi.

Chó Bắc kinh rất dễ bị béo phì do chúng rất phàm ăn, chúng ăn dường như không biết no, điều này dễ làm cho chú chó mắc những chứng bệnh khác. Vì vậy cần phải cho chú chó của bạn vận động thường xuyên, mỗi ngày chúng ta nên cho chó đi bộ, vui chơi bên ngoài hoặc chạy theo xe đạp khoảng 30 – 45 phút để rèn luyện thể lực, tiêu hao mỡ thừa và giúp cơ thể, xương chắc khỏe hơn.

Chó Bắc kinh có bộ lông rất đẹp, lông dày rậm và dài, tuy nhiên lông rụng khá nhiều, vì vậy chúng ta cần chú ý đến việc vệ sinh và chăm sóc bộ lông cho chó. Nên lựa chọn các dầu tắm phù hợp với bộ lông của chúng và tắm cho chó 1 tuần lần, nếu thời tiết lạnh thì tắm 2 tuần 1 lần. Bộ lông của chó Bắc kinh nên được cắt tỉa thường xuyên,  tháng nên cắt tỉa 1 lần, thường xuyên chải lông cho chú chó để loại bỏ lông chết và lông rụng.

Nếu chú chó gặp các vấn đề về lông hay da thì bạn hãy dùng các loại lá cây như lá bưởi, chè xanh nấu lấy nước vừa ấm để tắm cho chó thay dầu tắm. Ngoài ra, sau khi tắm cho chó bằng dầu tắm, thì hãy vắt một quả chanh lấy nước cốt chanh xoa lên lông của chú chó và xả lại bằng nước sạch, điều đó giúp cho bộ lông của chú chó tơi hơn và sạch sẽ hơn.

Các bệnh thường gặp khi nuôi chó Bắc Kinh

Loài chó này có thể chất tương đối yếu, giống chó này dễ bị cảm, gặp các bệnh hô hấp và các vấn dề về phổi, dễ bị trầy xước giác mạc, các bệnh về xương khớp, dễ bị thừa cân, bị thoái vị đĩa đệp, trật khớp. Tất cả chó con đều cần phải được đưa đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.

Nếu phát hiện chó thở khò khè, ho, đỏ mắt, hay nôn, bỏ ăn, thụ động, tiêu chảy, thì nên đưa đến bác sĩ thú y để được kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Kỹ thuật cách nuôi chó Bắc Kinh

 Chó Bắc Kinh còn được gọi bằng tên một số tên gọi khác như chó sư tử, phúc cẩu,... là một loài chó có nguồn gốc từ Trung Quốc. Loài chó này rất dũng cảm, nhạy cảm, độc lập, có thể là bạn đồng hành tuyệt vời. Loài này là một giống chó trông nhà khá tốt.

Chó Bắc Kinh có bản tính trầm tĩnh và rất tình cảm. 

Cách chọn giống chó Bắc Kinh

Chó Bắc Kinh là một giống chó nhỏ, cân đối, khỏe mạnh. Nó có cơ thể săn chắc, vững vàng, chiều dài hơi nhỉnh hơn chiều cao. Đầu thủ lớn so với phần còn lại của cơ thể, mặt gãy khá rõ rệt. Phần trước của khuôn mặt nhẵn, bằng phẳng. Mõm rộng, dày phía dưới đuôi mắt chia thành hai phần trên và dưới của khuôn mặt. Da mõm màu đen. Mũi đen rộng và ngắn.

Hàm dưới hơi trề với cặp xương hàm khỏe, rộng. Đôi mắt tròn, to, lồi cách xa nhau với mí mắt đen. Đôi tai ở phía mặt trước của đầu thủ, hình trái tim, buông thõng sát đầu thủ. Chúng rậm lông đến nỗi mà khi chúng xuất hiện trông trông vuông vắn như một hình chữ nhật vậy. Cổ ngắn và dày. Chân ngắn, dày và khỏe khoắn. Đuôi ở cao, hơi cong và cuộn qua lưng. Bộ lông ngoài dài, thô và rậm về cấu tạo. Lớp lông tơ mềm mại và rậm. Bộ lông gồm tất cả các màu, thỉnh thoảng mang mặt nạ đen.

Khi mua cần quan sát con chó con phải nhanh nhẹn, hoạt bát, cặp mắt sáng. Khi chọn mua chó con bạn cần phải theo dõi con chó trong vòng ít nhất 30 phút đến 1 tiếng để quan sát hành vi, tính cách và tình trạng thể lực của chó con.

Từ 2-4 tháng tuổi, giống này nặng khoảng 1 đến 6 kg và cao từ 13–23 cm. Khi trưởng thành chúng nặng trên 3 hoặc 5 kg phụ thuộc cả vào lúc nhỏ nhưng chiêu cao không tăng đáng kể (có con cao thêm khoảng 1–3 cm, nhưng có con chỉ cao thêm 0,3-0,8 cm). Tuổi đời từ 10 đến 15 năm.

Cách chăm sóc khi nuôi chó Bắc Kinh 

Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày. Không nên cho chó Bắc kinh ăn quá mặn, quá khô, cay nóng hoặc đồ lạnh, thức ăn nhiều chất béo, xương, cá hay các loại nội tạng động vật. Cần cho chó ăn đúng giờ và đủ no, không nên cho chó ăn quá nhiều trong một bữa. Các vật dụng ăn cho chó cần phải được vệ sinh sạch sẽ, sau khi chó ăn xong nên cất và rửa sạch bát cho chúng ngay, tránh tình trạng để dư thức ăn thừa trong khay.

Chó Bắc Kinh thích nghi với khi hậu mát mẻ, chú chó rất dễ bị lạnh, bị ho và hen suyễn vì vậy nơi ở của chúng cần đảm bảo được giữ ấm, thông thoáng và sạch sẽ. Ở Việt Nam khí hậu khá nóng bức vào mùa hè, bạn nên cho chú chơi dưới trong bóng râm. Hạn chế cho chó bắc kinh nằm điều hòa vì sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp của chúng dẫn đến mắc bệnh viêm phổi.

Chó Bắc kinh rất dễ bị béo phì do chúng rất phàm ăn, chúng ăn dường như không biết no, điều này dễ làm cho chú chó mắc những chứng bệnh khác. Vì vậy cần phải cho chú chó của bạn vận động thường xuyên, mỗi ngày chúng ta nên cho chó đi bộ, vui chơi bên ngoài hoặc chạy theo xe đạp khoảng 30 – 45 phút để rèn luyện thể lực, tiêu hao mỡ thừa và giúp cơ thể, xương chắc khỏe hơn.

Chó Bắc kinh có bộ lông rất đẹp, lông dày rậm và dài, tuy nhiên lông rụng khá nhiều, vì vậy chúng ta cần chú ý đến việc vệ sinh và chăm sóc bộ lông cho chó. Nên lựa chọn các dầu tắm phù hợp với bộ lông của chúng và tắm cho chó 1 tuần lần, nếu thời tiết lạnh thì tắm 2 tuần 1 lần. Bộ lông của chó Bắc kinh nên được cắt tỉa thường xuyên,  tháng nên cắt tỉa 1 lần, thường xuyên chải lông cho chú chó để loại bỏ lông chết và lông rụng.

Nếu chú chó gặp các vấn đề về lông hay da thì bạn hãy dùng các loại lá cây như lá bưởi, chè xanh nấu lấy nước vừa ấm để tắm cho chó thay dầu tắm. Ngoài ra, sau khi tắm cho chó bằng dầu tắm, thì hãy vắt một quả chanh lấy nước cốt chanh xoa lên lông của chú chó và xả lại bằng nước sạch, điều đó giúp cho bộ lông của chú chó tơi hơn và sạch sẽ hơn.

Các bệnh thường gặp khi nuôi chó Bắc Kinh 

Loài chó này có thể chất tương đối yếu, giống chó này dễ bị cảm, gặp các bệnh hô hấp và các vấn dề về phổi, dễ bị trầy xước giác mạc, các bệnh về xương khớp, dễ bị thừa cân, bị thoái vị đĩa đệp, trật khớp. Tất cả chó con đều cần phải được đưa đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.

Nếu phát hiện chó thở khò khè, ho, đỏ mắt, hay nôn, bỏ ăn, thụ động, tiêu chảy, thì nên đưa đến bác sĩ thú y để được kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Kỹ thuật cách nuôi chó Phú Quốc

 Chó Phú Quốc là một loại chó riêng của đảo Phú QuốcViệt Nam. Nó có đặc điểm phân biệt với các loại chó khác là các xoáy lông ở trên sống lưng. Nó là một trong ba dòng chó có xoáy lông trên lưng trên thế giới.

Chó Phú Quốc là một loại chó riêng của đảo Phú Quốc, Việt Nam. 


Đặc điểm loài chó Phú Quốc

Giống Chó Phú Quốc có đặc điểm dễ phân biệt như lưng vòng xoáy chạy từ vai đến xương hông, dáng dũng mãnh và được nhiều người tìm kiếm, đưa về nuôi. Chúng có nhiều biệt tài so với các loài chó khác. Chó Phú Quốc thuần chủng có vòng xoáy trên lưng với bốn màu cơ bản: đốm, đen, vàng và vện (sọc); tuy nhiên ngày nay màu lông đã có nhiều sự lai tạp. Chó Phú Quốc trưởng thành nặng khoảng 20–25 kg với một cái đầu nhỏ, cổ dài, mỏm dài và chóp nhọn, tai dài, mỏng và có những chấm trên lưỡi. Chó Phú Quốc biết đào hang để đẻ và có biệt tài săn thú, bơi dưới nước giỏi bộ lông mượt sát (1–2 cm) rất ngắn nên khi ướt chó Phú Quốc chỉ cần lắc mình vài lượt là nước sẽ bắn đi, do đó lông sẽ nhanh khô.

Chó Phú Quốc là giống chó săn rất giỏi, chúng khi đã truy tìm thì tra đến cùng dấu vết con mồi cũng như rất ít khi bỏ cuộc. Đây là giống chó rất trung thành và thông minh, chúng tuân thủ mệnh lệnh một cách chính xác mà không tốn nhiều công huấn luyện. Một điểm khá đặ̣c biệt là chó Phú Quốc không ăn những thức ăn "nhân tạo" (do một người khác làm hoặc không phải của chủ nó cho ăn) nên chúng rất thường khó bị mắc bẫy hoặc bị dùng thuốc độc tiêu diệt.

Chế độ dinh dưỡng khi nuôi chó Phú Quốc

Chó Phú Quốc không thích ăn theo thức ăn người. Chính vì vậy, nếu bạn cho chúng ăn đầy đủ chất đạm, chất bột, chất béo, vitamin… sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chó.

Chó Phú Quốc là loài chó có nguồn gốc từ trên đảo, vậy nên thích các loại như cá tôm, sò, ốc... Vậy nên, khi nuôi chó Phú Quốc trong đất liền thì hãy bổ sung vào thức ăn của chúng bằng hải sản bên cạnh những thức ăn quen thuộc như thịt, xương...

Chúng cũng thích ăn thức ăn có nguồn gốc tự nhiên như côn trùng, một số loại củ quả, rễ cây, và đặc biệt là chó Phú Quốc rất thích gặm đất.

Chế độ tập luyện cho chó Phú Quốc

Ngay từ 2 - 6 tháng tuổi, chó Phú Quốc cần được tập luyện thường xuyên với các bài tập vâng lời. Bằng những khẩu lệnh hoặc hiệu lệnh (obedience commands) như: "Sai!", "Tốt","Không"... hoặc ra hiệu bằng bàn tay, ngón tay...

Nếu không chú trọng tập luyện cho chó Phú Quốc ở đất liền ngay từ khi còn nhỏ, dù cho sau này bạn có nhiều khóa học cho chó mà chính chủ không có sự hiểu biết căn bản về huấn luyện và gần gũi thì không có hiệu quả.

Tiêm phòng cho chó Phú Quốc 

Việc tiêm phòng cho chó con cũng là một phần rất quan trọng trong việc chăm sóc chó con. Chính việc này có thể hạn chế những bệnh nguy hiểm mà trong quá trình sinh trưởng phát triển có thể mắc phải. Tiêm vắc xin cho chó con không thể mang lại hiệu quả kích thích hệ miễn dịch của chó con nếu cơ chế miễn dịch nhận được từ chó mẹ chưa biến mất. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch từ mẹ sẽ giảm dần theo thời gian, do đó, cho tới khi cún con được 4 tháng tuổi, chúng nên được đưa đi tiêm phòng cứ cách 2 – 3 tuần 1 lần.

Đối với những chú chó con mới được mua về việc tiêm phòng cho chó con : Sau khi mua khoảng 1 tuần bạn nên đem đến Bác sỹ Thú y của bạn kiểm tra lại toàn bộ và tư vấn về quy trình tiêm phòng dịch riêng cho chó của bạn. Không nên tiêm cho chó ngay sau khi mua chúng về vì lúc này chó con vẫn còn lạ và sức khỏe yếu sau khi bị di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Nếu chó chưa được tiêm phòng thì bạn nên tiêm vacxin phòng 5 hoặc 7 bệnh truyển nhiễm như bệnh: Care, pavo, lepto, parainfluenza, dại…Mọi lần tiêm phải có dán nhãn thuốc và ghi ngày tiêm và ký tên người tiêm trong “sổ sức khoẻ” của chó.

Tẩy giun sán chó chó con: với chó dưới 6 tháng tuổi nên tẩy 1 tháng một lần, chó trên 6 tháng dưới 1 năm tẩy 3 tháng một lần, chó trên 1 tuổi 6 tháng tẩy một lần.

Giống chó hiếm và đắt nhất nhì thế giới của Việt Nam

 Catherine Lane, một người phụ nữ 42 tuổi quốc tịch Anh Quốc trở nên nổi tiếng vì là người châu Âu đầu tiên sở hữu và nhân giống thành công những chú chó hiếm nhất thế giới là chó Phú Quốc của Việt Nam.

Catherine đã phôi thai thành công giống cho Phú Quốc sau nhiều lần đến Việt Nam để tìm giống cho quý hiếm này. Catherine đã bỏ ra 6 tháng để tìm kiếm hai chú chó thích hợp cho việc phối giống rồi đem chúng trở về Anh sau khi bắt gặp giống cho Phú Quốc quý hiếm trong một chuyến du lịch.

Đàn chó Catherine rao bán đã được 8 tuần tuổi và hiện đã được rất nhiều người yêu cho quan tâm, giá được trả cho giống chó Phú Quốc của Catherine từ 500 bảng lên đến 10.000 bảng Anh (17 triệu đến 340 triệu) cho một con.

Chó bố trong đàn chó Phú Quốc của Catherine Lane

 

Theo thông tin tìm hiểu, hiện trên thế giới chỉ có 800 chú chó Phú Quốc được đăng ký. Trong đó có 2 chú chó Moon và Sirius của Catherine và đây cũng là 2 chú chó Phú Quốc duy nhất được đăng ký tại Anh.

Chó Phú Quốc (Phu Quoc Ridgeback)

 là loài chó bản địa duy nhất tại đảo Phú Quốc, Kiên Giang nước ta. Sau nhiều năm, hòn đảo đã tạo thành quần thể gene quá riêng biệt, khiến chúng trở nên khác biệt so với phần còn lại của thế giới.

Vì chỉ tồn tại trên đảo, số lượng chó Phú Quốc cũng rất ít. Tính đến năm 2015, chỉ có khoảng 800 chó Phú Quốc được đăng ký trên toàn thế giới, trong đó hầu hết là ở trên đảo.

Chó Phú Quốc sở hữu một chùm lông xoáy mọc ngược dọc theo sống lưng. Đây là đặc điểm chỉ duy nhất 3 loài chó trên thế giới có được, đó là chó xoáy Thái Lan, chó săn sư tử Nam Phi (Rhodesian Ridgeback), và chó Phú Quốc của Việt Nam.

Chó Phú Quốc nổi tiếng thông minh, dễ dạy và trung thành với chủ nhân. Điều này khiến cho loài chó đã hiếm lại càng quý, và giá trị được đẩy cao cũng là điều dễ hiểu.

Điểm nổi bật nhất của chó Phú Quốc chính là xoáy dọc sống lưng. Tuy nhiên, màu lông của loài chó này cũng có những điểm đặc trưng riêng rất đáng chú ý.

Phú Quốc thuộc giống chó săn nên một chú chó được đánh giá là đẹp nếu như có cơ bắp săn chắc, dáng thon, cao, oai vệ, đuôi có hình móc câu. Ngoài ra, nếu lưỡi có đốm đen càng nhiều, chó sẽ càng có giá.

Về độ thông minh, nhiều ý kiến cho rằng Phú Quốc là một trong những giống chó đầu bảng. Tuy nhiên, chúng lại không được xếp trong danh sách những loài chó thông minh nhất (Border Colie đứng đầu danh sách này).

Lý do đơn giản là do chúng quá hiếm, chưa đủ để hình thành được một bộ tiêu chuẩn trên thế giới. Cũng vì thế mà chó Phú Quốc chưa thể tham dự nhiều cuộc thi chó quốc tế.

Kỹ thuật cách nuôi mèo Ba Tư

 Những chú mèo Ba Tư lông dài kiêu kì, quý phái được nuôi phổ biến trên thế giới. Những năm gần đây loài vật này cũng được rất nhiều bạn trẻ Việt Nam yêu thích và tìm mua. Tuy nhiên, đặc thù của mèo Ba Tư khá khó chăm sóc, đặc biệt là bộ lông dày khiến việc chải lông phải làm hầu như hàng ngày. Ngoài ra giống mèo này còn mắc một số vấn đề về sức khỏe và một số bệnh bẩm sinh, gây khó khăn cho việc nuôi và nhân giống chúng ở Việt Nam.

Mèo Ba Tư là loài vật dễ thương và tình cảm. 

Đặc điểm ngoại hình mèo Ba Tư

Mèo Ba Tư là loài mèo cỡ trung bình, đầy đặn và săn chắc với cơ thể và các cặp chân khá ngắn, bàn chân bẹt. Chúng có kích thước chiều cao từ 25 – 38 cm và trọng lượng từ 3 – 5 kg. Mèo Ba Tư có chiếc đầu lớn và tương đối tròn, khuôn mặt phẳng với chiếc mũi ngắn và nhỏ, mõm sâu, hai mắt lớn, đôi tai hình tam giác nhỏ và chiếc đuôi dài dày lông.

Giống mèo Ba Tư có bộ lông dài và dày gồm 2 lớp lông, lông phủ dài khắp cơ thể và dày rậm hơn ở phần ngực, dưới bụng và đuôi. Bộ lông của giống mèo này có rất nhiều màu sắc khác nhau như màu trắng, kèm, xám xanh, đen, đỏ, nâu, màu vằn vện, màu hoa cà, màu vàng, bạc, nâu vá, vá bạc, màu sô cô la, màu khói…

Tính cách mèo Ba Tư

Bản tính của giống mèo Ba Tư rất ôn hòa và thân thiện, chúng không thích chạy nhảy hay nô đùa như những con vật khác nhưng chúng là những con vật rất thông minh vui vẻ, sống rất tình cảm và rất trung thành với chủ nhân của chúng. Chúng biết cách thể hiện tình cảm, thích được chủ âu yếm, vuốt ve. Những con mèo Ba Tư luôn cư xử một cách nhẹ nhàng và ngoan ngoãn.

Kinh nghiệm khi nuôi mèo Ba Tư

Mèo Ba Tư con dưới 1 tháng tuổi chỉ nên cho bú mẹ vì lúc này hệ tiêu hóa của mèo chưa tốt và cũng chưa có răng để nhai. Bắt đầu từ 1 – 2 tháng tuổi, bắt đầu cho ăn dặm với cháo loãng trộn với nhiều thịt xay thật nhuyễn. Mèo cứng cáp hơn bạn có thể giảm dần độ loãng của thức ăn. Khối lượng thức ăn mỗi ngày với mèo ở độ tuổi này từ 25 – 40g / ngày, chia là 5 bữa để dễ hấp thụ.

Mèo con từ 2 – 4 tháng tuổi. Lúc này đã khá cứng cáp, chỉ cần cho ăn 3 bữa / ngày, với khối lượng 40 – 65g. Thời gian này có thể bắt đầu tập cho mèo ăn các loại thức ăn khô đóng gói, vì không phải lúc nào cũng có thời gian để tự nấu.

Mèo từ 4 tháng tuổi trở lên. Lúc này đã được coi là cỡ nhỡ, chỉ cần cho ăn 2 bữa / ngày với khối lượng từ 60 – 80g cho mèo nặng dưới 3kg, và 80 – 130g cho mèo nặng trên 3kg.

Mèo là động vật ăn thịt, chế độ ăn của chúng phải có nhiều thịt. Chúng rất thích thịt bò, bình dân hơn thì thịt gà hoặc cá. Hạn chế cho ăn thịt lợn vì thịt lợn nhiều mỡ, nhưng nội tạng lợn như gan, tim, bầu dục, óc thì rất tốt. Tránh cho ăn thịt hoặc nội tạng sống. Cũng cần cho ăn thêm cơm (cháo sẽ tốt hơn), và rau củ quả (xay nhuyễn sẽ tốt hơn) để bổ sung thêm vitamin và tăng đề kháng.

Chăm sóc lông khi nuôi mèo Ba Tư

Với bộ lông dài của mình, mèo của bạn cần được chải lông thường xuyên. Đây là một việc làm mà đa số chúng đều rất thích thú. Bạn cần chải lông cho chúng mỗi ngày 1 lần với những con mèo trưởng thành. Mèo Ba Tư con có thể không cần phải chải lông thường xuyên vì bộ lông của chúng chưa mọc dài. Bạn nên sử dụng lược thưa hoặc lược chuyên dùng chải lông chó mèo để hạn chế làm chúng đau. Chải lông cho mèo thường xuyên cũng là cách để mèo của bạn có bộ lông mượt mà và đẹp hơn do các mạch máu dưới da chúng được kích thích lưu thông.

Chăm sóc mắt và tai nuô mèo Ba Tư

Với mèo Ba Tư, chăm sóc mắt rất quan trọng. Mắt của mèo thường hay chảy nước. Nếu không chú ý lau khô và vệ sinh mắt mỗi ngày sẽ khiến mắt dễ bị nhiễm trùng dẫn đến đau mắt. Bạn có thể lau khô mắt của mèo Ba Tư thường xuyên bằng khăn giấy mềm hoặc bông gòn. Nếu mắt bị đọng ghèn, sử dụng nước muối loãng, ấm thấm vào bông gòn để lau sạch mắt.

Mèo Ba Tư không thể tự làm sạch tai, vì vậy bạn cần chú ý lau rửa tai mèo thường xuyên với nước ấm và bông ngoái tai. Chú ý dùng bông có chất lượng tốt và lau rửa nhẹ nhàng, không lau quá sâu. Ngoài ra bạn cần chú ý biểu hiện ngứa tai của mèo để cắt bớt lông thừa xung quanh tai. Thực hiện lau sạch tai cho mèo cách 2-3 ngày 1 lần.

Tắm cho mèo khi nuôi mèo Ba Tư

Mèo Ba Tư không sợ nước nên việc tắm cho chúng cũng không quá khó khăn. Bạn có thể để mèo ngồi trong chậu nước ấm và tắm từ vai trở xuống. Không dội nước lên đầu hoặc mặt mèo vì điều này làm chúng sợ, đồng thời do cấu trúc mặt đặc biệt nên mèo Ba Tư dễ bị sặc nước hơn. Dùng dầu tắm dạng dưỡng để không lông mèo mềm mượt hơn. Bạn có thể tắm mèo mỗi tuần một lần hoặc mỗi tháng một lần tùy theo tập tính sinh hoạt của mèo.


Kỹ thuật cách nuôi chó Poodle

 Giống chó cưng Poodle được yêu thích và được chọn làm vật nuôi trong nhà bởi ngoại hình bên ngoài của nó vô cùng đáng yêu. Bên cạnh đó, chúng thông minh nhanh nhẹn và sống khá tình cảm với chủ. Poodle là giống chó rất dễ nuôi và dễ chăm sóc. Chúng có thể sống tốt trong các căn hộ nhỏ trong thành phố và cả vùng nông thôn, miễn là chúng được ra ngoài, đi dạo và vận động thường xuyên. 

Chó Poodle rất thông minh, đáng yêu và tình cảm với chủ. 

Chế độ dinh dưỡng khi nuôi chó Poodle

Chó Poodle thường có thể chất khá yếu không thích hợp cho việc chạy nhảy nhiều, đường ruột của chúng cũng không được tốt nên chế độ ăn của các bé là quan trọng trong nhất trong việc chăm sóc. Đối với chó Poodle từ 1 đến 2 tháng tuổi thức ăn chính là cháo đã xay nhuyễn hoặc thức ăn khô nhưng phải ngâm nước cho mềm. Một ngày nên cho ăn từ 4 đến 5 bữa.

Đối với chó từ 3 đến 6 tháng nên cho ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa và mềm. Vẫn nên cho ăn cháo để tốt cho tiêu hóa của các bé. Khi trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở đi chỉ cần cho ăn 2 đến 3 bữa 1 ngày. Nên bổ sung thêm chất cho như thịt, rau củ, trứng vịt lộn để lông các bé đẹp và mượt hơn nhé. Nên để sẵn nước uống và thường xuyên thay nước. Khi cho chó Poodle cũng tránh những thức ăn cứng và xương, không cho ăn các loại nội tạng động vật, và những đồ nhiều chất béo

Cách chăm sóc lông khi nuôi chó Poodle

Đặc điểm của chó Poodle là loài chó này có bộ lông xoắn dày rậm và khá dài, việc chăm sóc lông cho poodle cần phải tỉ mỉ nếu không sẽ khiến lông của poodle trở nên xấu đi. Chó poodle nên được tắm mỗi tuần 1 lần, nếu thời tiết lạnh thì có thể tắm 2 tuần 1 lần. Chú ý nên pha nước hơi ấm để tắm cho chó, vì poodle rất dễ bị cảm lạnh.

Kinh nghiệm tắm cho poodle để chăm sóc lông của chó được sạch đẹp và không có mùi, đầu tiên bạn cần dùng nước ấm xả sạch bụi bẩn trên người chó, sau đó thoa dầu tắm, rồi xả sạch bằng nước. Tiếp tục sử dụng dầu xả để dưỡng lông cho chó được mềm mượt rồi xả sạch dầu xả với nước. Sau khi tắm xong nên sấy khô lông cho chó và chải lông để loại bỏ lông rụng còn dính lại trên chó. Có thể dùng dầu dừa thoa lên lông của chó để dưỡng lông cho poodle. Thường xuyên kiểm tra tai, mắt và răng miệng cho chó poodle. Bộ lông của chó Poodle nên được tỉa lông mỗi 2 tháng một lần. 

Poodle khi còn nhỏ đến 4 tháng tuổi thì bộ lông vẫn chưa xoăn vào nếp, trong giai đoạn đó lông của chúng bắt đầu phát triển, để poodle có được một bộ lông đẹp thì cần phải thường chải lông và cắt tỉa lông cho chó poodle con để lông mới mọc đẹp hơn và xoăn hơn, poodle con nên tỉa lông 1 tháng 2 lần. Khi poodle được 1 năm tuổi trở lên thì bộ lông sẽ được hoàn thiện.

Một số bệnh thường gặp ở chó Poodle

Chó Poodle có thể chất yếu kém dễ bị bệnh cảm hay mắc những chứng bệnh về đường hô hấp các vấn đề về lông, bệnh ngoài da, các bệnh xương khớp, đường ruột… Với bộ lông dày và rậm rạp cũng là nguyên nhân chính dễ gây ra những bệnh như nấm, vẩy gầu trắng…nếu như chăm sóc vệ sinh nó không đúng cách không sạch sẽ. Khi nuôi chó Poodle cần đảm bảo giữ cho bộ lông sạch khô ráo và thoáng cho nó tắm nắng vào mỗi buổi sáng và chiều tối.

Chó Poodle thường hay bị cảm lạnh và ho vì khả năng chịu lạnh rất kém nặng hơn nữa sẽ là những triệu chứng như viêm phổi, viêm phế quản. Khi phát hiện ra chó Poodle bị cảm nhẹ hãy cho nó uống thuốc bổ phế hoặc là gừng để giữ ấm cơ thể cho nó.

Cần đưa chó đến cơ sỡ thú y để tiêm thuốc ngừa bệnh, tẩy giun sán định kỳ thường xuyên và làm sổ khám bệnh cho chó. Tiêm chủng những loại vacxin ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở chó một cách đầy đủ. Khi chó có những triệu chứng như nôn mửa, bỏ ăn, mệt mỏi cần đưa đến cơ sỡ thú y ngay.

Cách chọn giống chó Poodle

Chó Poodle có 3 dòng chính là Toy Poodle và Standard Poodle, Mini Poodle bên cạnh đó còn có thêm hai dòng nhỏ nữa là dòng Teacup Poodle. Poodle, Tiny poodle và  đều là những giống chó thông minh ngoan ngoãn có đặc điểm ngoại hình rất đáng yêu dễ thương.

Để mua được một chú chó Poodle thuần chủng thuộc giống tốt khỏe mạnh thì khi mua cần quan sát tổng thể thân hình của chú chó phải cân đối đầu tỉ lệ thuận với thân hình của chó, cổ dài trung bình hơi cong phần sau gáy. Ngực chó sâu khuỷu chân trước phần bụng thon cao cò vùng trán phủ một lớp lông dài che lấp. Mặt chó nhỏ gọn có mõm thẳng dài mũi thẳng cùng chiếc lỗ mũi lớn đôi mắt có hình hạnh nhân nhỏ. Khoảng cách giữa hai mắt rộng cùng đôi tai dài rũ xuống 2 bên má. Hông chó tròn chiếc đuôi dài buông thõng hay vểnh lên lúc chó vận động.

Nét đặc trưng nổi bật của giống chó Poodle là bộ lông xoăn với nhiều kiểu dáng kết cấu màu sắc da dạng như màu đen, trắng, kem, màu sô cô la. Màu lông chó phổ biến và được ưa chuộng nhất đó chính là màu nâu, màu sô cô la và màu trắng. Lúc mua cũng cần chọn mua và theo dõi hoạt động của chó trong khoảng 30 phút để quan sát những hành vi của chó có nhanh nhẹn hay không. Thể trạng của chó chó có được tốt, vui tươi, nhanh nhẹn hoạt bát….

Kỹ thuật cách nuôi chó Phốc sóc

 Chó Phốc sóc (Pomeranian) là giống chó phát triển ở vùng Pomeranian thuộc châu Âu có ngoại hình nhỏ nhắn, năng động và tính cách cởi mở. Tuy nhiên, đây là giống chó khá "chảnh", phốc sóc đã được coi là giống chó quý tộc và được nuông chiều bởi những gia đình quyền quý. Thêm vào đó, bộ lông dài và dày đòi hỏi phải chăm sóc khá kỳ công khiến chúng trở thành giống cho không hề dễ nuôi và không thích hợp cho tất cả mọi người. 

CHÓ PHỐC SÓC KHÁ KÉN ĂN. 


CÁCH CHỌN GIỐNG KHI NUÔI CHÓ PHỐC SÓC

Kinh nghiệm chọn mua chó Phốc sóc cần chú ý thân hình của con chó phải cân đối và đầy đặn, vuông vắn, lưng ngắn và chân khá thấp. Răng xếp dạng kéo. Chó Phốc sóc có đầu thủ nhỏ cân xứng với cơ thể, cổ đầy và ngắn, ngực rộng, khuôn mặt tròn, mõm và mũi nhỏ và ngắn, cặp mắt to tròn và lồi, đôi tai nhỏ và nhọn dựng đứng trên đầu, chiếc đuôi xù lông thường uốn cong lên lưng.

Lông của chó phốc sóc dày rậm và dài, lông ở vùng cổ và ngực thường rậm hơn. Bất kỳ màu lông thuần nhất nào cũng được chấp nhận, song phần lớn là màu đỏ, cam, trắng hay kem, xanh, nâu hoặc đen. Đôi khi bộ lông có nhiều màu (với những vệt màu trắng), đen hoặc nâu vàng nhạt, màu lông chó sói hoặc màu chồn Sable pha cam.

Tính cách chó Phốc sóc

Chó Phốc sóc là loại chó nhỏ sống động. Thông minh và ham học, giống chó này rất trung thành với người điều khiển và gia đình chủ. Bản tính của chúng đôi khi lại bướng bỉnh và liều lĩnh. Nếu được huấn luyện chu đáo, giống chó này sẽ sống hoà thuận với những con chó khác và vật nuôi trong nhà.

Giống chó này học xiếc nhanh, nhưng cần sự dạy dỗ kiên định. Chúng luôn biểu lộ sự trìu mến với người mà chúng thương yêu. Giống chó này có thể kén ăn.

Chế độ dinh dưỡng khi nuôi chó Phốc sóc

Cũng như những dòng chó nhỏ khác, chó Phốc sóc có đường ruột và hệ thống tiêu hóa khá yếu nên bạn cần phải đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng trong việc nuôi dưỡng dòng chó Phốc sóc. Chó con từ 1 - 2 tháng tuổi nên cho ăn cháo thịt băm nhuyễn và ăn loại thức ăn khô đã ngâm mềm, bổ sung các loại thực phẩm như bột gạo, bột ngô. Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (từ 4 đến 6 bữa).

Chó Phốc sóc từ 3 - 6 tháng tuổi nên cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa và mềm, nên nấu cháo cho chó như cháo thịt gà, heo, bò, tôm băm nhuyễn, hoặc cơm nhão trộn với thịt nạc. Tập cho chó ăn các loại rau xanh và củ quả như bí, cà rốt, bắp cải, dưa leo, dưa hấu, táo... Khi chó Phốc sóc từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 3 - 4 bữa ăn mỗi ngày, lúc này cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều đạm, protein, canxi, tinh bột và rau củ, trái cây cho chó. Nên cho Phốc sóc cần ăn thêm hột vịt lộn sẽ giúp bộ lông đẹp và mướt hơn. Thời điểm này bạn có thể cho chúng ăn thức ăn khô dành cho chó nhỏ để có thể giúp răng và lợi chúng khỏe hơn.

Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày. Không nên cho chó pom uống sữa tươi vì rất dễ bị tiêu chảy. Không nên cho chó Phốc sóc ăn đồ ăn khô cứng, xương xóc, cá hay các loại nội tạng động vật, thức ăn quá mặn, thức ăn nhiều mỡ, đồ cay nóng hoặc đồ lạnh.

Để có thể chăm sóc tốt cho chó Phốc sóc, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề như việc chuẩn bị nơi ở cho chó, lưu ý chó Phốc sóc thường không chịu được khí hậu quá nắng nóng, vì vậy cần phải đảm bảo sắp xếp chỗ ở cho chó cưng của bạn nằm nơi thoáng mát, sạch sẽ, không ẩm ướt. Một kinh nghiệm cần lưu ý là chó pom thường không chịu nằm yên một chỗ mà thường chạy nhảy quanh nhà, vì vậy tốt nhất bạn nên chuẩn bị một cái chuồng nhỏ để con chó có thể chui vào chuồng để ngủ. Chú ý vào thời điểm thời tiết nóng bức thì bạn nên cắt tỉa lông cho chó pom, cho chó ngồi quạt và uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ để giúp chó cưng của bạn mạnh khỏe hơn.

chó Phốc sóc có bộ lông dày rậm nhưng không tốn nhiều thời gian để chăm sóc, lông của chó phốc sóc rụng khá nhiều vì vậy bạn nên thường xuyên chải lông cho chó hàng ngày để loại bỏ lông chết và dưỡng lông cho chó mềm mượt. Khoảng 3 - 4 tháng thì nên cắt tỉa lông cho chó chó Phốc sóc, đặc biệt là vào mùa nắng nóng thì nên cắt tỉa lông cho chó thường xuyên hơn. Lưu ý bạn nên thường xuyên cắt tỉa lông ở vùng hậu môn của chó để chúng đi vệ sinh được sạch sẽ hơn, tránh bị dính vào lông nhé.

Việc tắm gội cho chó phốc sóc chỉ cần 1 - 2 tuần tắm một lần, nếu thời tiết khô nóng thì có thể tắm 1 lần một tuần. Khi tắm cho chó Phốc sóc bạn nên dùng vòi nước xả sạch bụi bẩn trên người chó, sau đó thoa dầu tắm và massage cho chó, rồi xả sạch bằng nước. Sau khi tắm xong nên sấy khô lông cho chó và chải lông để loại bỏ lông rụng còn dính lại trên chó. Tránh để lông chó bị ẩm ướt vì rất dễ bị nấm và các bệnh về da.

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHÓ PHỐC SÓC

Một lưu ý dành cho những người nuôi chó là tất cả chó con đều cần phải được đưa đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.

Khi nuôi chó Phốc sóc thì bạn cần chú ý một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở chó Phốc sóc như chúng thường có xu hướng bị trật xương khớp gối, khuỷu chân sau, bệnh tim, viêm nhiễm mắt, sâu răng và bị rụng răng sớm. Nên tránh cho chó vận động quá nhiều và hoạt động mạnh mỗi ngày.

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Kỹ thuật cách nuôi chim Rẻ quạt

 Kỹ thuật nuôi chim Rẻ quạt thực chất không hề khó chỉ mất thời gian đầu nuôi phải thuần chúng làm sao cho thích nghi với môi trường nuôi nhốt.

Đúng vậy, kỹ thuật nuôi chim Rẻ quạt tại nhà cũng giống như các loài chim cảnh khác bạn phải lựa chọn lồng chim phù hợp, chăm sóc chúng tận tình và quan trọng nữa là luôn bảo vệ chim bằng cách phòng bệnh hiệu quả.

Kỹ thuật nuôi chim Rẻ quạt không khó nhưng cũng không nhàn. Ảnh minh họa

Kỹ thuật nuôi chim Rẻ quạt không khó nhưng cũng không nhàn.

Chim Rẻ quạt thuộc bộ chim sẻ. Cái tên có vẻ lạ nhưng khá phù hợp với đặc điểm của loài chim này vì khi di chuyển liên tục, lúc đậu trên cành chúng xòe đuôi ra y hình chiếc quạt rất đẹp. Một đặc điểm thu hút người nuôi thích thú nữa là chúng còn có biệt tài là bay nhào lộn rất nhanh và nhiều kiểu lượn rất khó.

Tuy nhiên để nuôi và thuần được loài chim này thì phải áp dụng kỹ thuật nuôi khoa học, không nóng vội và không bực tức nếu như chúng chưa lắng nghe mình. Dưới đây là một vài bước hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim Rẻ quạt cơ bản nhất để ai đang có ý định nuôi loài chim này tham khảo.

Lồng nuôi chim Rẻ quạt

Muốn nuôi chim Rẻ quạt được bạn phải chuẩn bị lồng rộng để chúng sống thoải mái và đầy đủ vật dụng khác như cóng nước, máng ăn nhỏ gọn... Riêng lồng nuôi phải để nơi cao ráo, thoáng mát có nhiều không gian xanh.

Kỹ thuật nuôi chim Rẻ quạt

Chim Rẻ quạt rất hiếu chiến và năng động vì vậy khi áp dụng kỹ thuật nuôi nhốt tại nhà đòi hỏi phải khá cẩn thận nếu không sẽ khiến chúng mất đi bản năng và dễ chết. Do đó, trong những ngày đầu mới nuôi không nên lại gần chim, chỉ quan sát từ xa để cho chim quen với nơi ở mới. Không được treo lồng chim ở nơi có nhiều người qua lại chim sẽ sợ và bỏ ăn. Sau vài ngày khi chim đã quen hãy cho chim ăn đầy đủ thức ăn để đảm bảo sức khỏe sau vài ngày ăn ít vì môi trường mới.

Sau khi đã thuần chim đã quen dần với môi trường nuôi nhốt cần hé mở áo trùm và đưa chim ra nơi đông người qua lại hơn. Thường xuyên tiếp xúc với chim để chúng quen với chủ mới cũng là cách bạn tạo tình yêu thương cho chúng cảm thấy an toàn.

Kỹ thuật nuôi him Rẻ quạt vừa hót hay vừa làm thịt rất ngon. Ảnh minh họa

Kỹ thuật nuôi him Rẻ quạt vừa hót hay vừa làm thịt rất ngon.


Thức ăn và cách chăm sóc chim Rẻ quạt

Việc nuôi chim Rẻ quạt phải mất nhiều thời gian chăm sóc. Nếu trường hợp bạn nuôi chim Rẻ quạt non có thể cho ăn các loại cám trộn với sâu khô hoặc mồi tươi và chút nước ấm. Khi chim cứng cáp bạn hãy cho ăn sâu trộn cám nhưng đổ ít nước hơn để cho chim tập mổ. 

Phòng bệnh cho chim Rẻ quạt

Nuôi chim Rẻ quạt cũng khá vất vả ở chỗ nếu nguồn thức ăn không đảm bảo sạch và an toàn chim rất dễ bị đi ngoài. Vì vậy thức ăn bạn cho chúng cần phải sạch, không ôi thiu, côn trùng phải tươi. Khi chi chim ăn nếu không hết phải dọn sạch chuồng nếu không thức ăn sẽ bị thối chim dễ nhiễm khuẩn và mắc bệnh rồi chết. Thường xuyên tắm và tắm nắng cho chim để tránh các bệnh về lông như xù, ghẻ, rụng...

Khi chim có dấu hiệu yếu và nguy cơ ốm hãy cho chim ăn sâu tươi để nhanh khỏe, sau đó dần dần tách sâu ra và chỉ cho ăn cám. Cần chia nhỏ mỗi bữa ăn của chim để chim được tiêu hóa tốt, không nên cho ăn quá no. Trời lạnh nên tăng cường cho chim ăn mồi tươi như sâu, châu chấu...để chim có đủ sức đề kháng tốt hơn.

Chim Rẻ quạt không chỉ hót hay, hình dáng đẹp mà thịt cũng cực ngon. Nếu áp dụng kỹ thuật nuôi thương phẩm cũng khá thích hợp sẽ thu hút được nhiều nhà hàng, quán ăn mua để chế biến ra các món chim đặc sản.

kỹ thuật cách nuôi chim Trĩ bảy màu sinh sản tháng

  Chim Trĩ bảy màu là một giống chim quý hiếm, đẹp nên được giới săn chim cảnh cực kỳ mê mẩn. Tuy nhiên nếu để nuôi chim Trĩ bảy màu sinh sản thì không phải ai cũng dám liều vì thực chất đầu tư cho việc nuôi này khá tốn kém, nếu không áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nuôi thì rất dễ thất bại.

Chọn giống chim Trĩ bảy màu

Trước hết để nuôi được chim này cần phải lựa chọn thật tốt giống ban đầu. Trước hết cần chọn con đực phải có tuổi đời lớn hơn con cái khoảng 1 năm. Khi đó giống mới tốt, chim non ra đời khỏe mạnh, màu sắc đẹp.

Kỹ thuật nuôi chim Trĩ bảy màu sinh sản cần chú ý tới chọn giống ban đầu. Ảnh minh họa

Kỹ thuật nuôi chim Trĩ bảy màu sinh sản cần chú ý tới chọn giống ban đầu. 

Chuồng nuôi chim trĩ bảy màu

Để nuôi được chim trĩ bảy màu sinh sản phải đảm bảo phải rộng, thoáng có nhiều cành cây để chim bay nhảy. Không gian xung quanh cũng phải thoáng mát, sạch sẽ và phải được quây kín nếu không chim rất dễ bay đi.

Kỹ thuật nuôi chim Trĩ bảy màu

Kỹ thuật nuôi chim Trĩ bảy màu sinh sản cần đảm bảo nhiều yếu tố từ cách làm ổ, úm chim non rồi dinh dưỡng phải đủ, đúng và chuẩn an toàn nếu không sẽ thất bại và thua lỗ.

Chim Trĩ trống mái phải tầm 7 tháng tuổi trở lên mới được coi là đến tuổi động dục. Thế nhưng, với trĩ nuôi chuồng ta nên lùi tuổi sinh sản của chúng thêm vài ba tháng. Khoảng tầm 10 đến 12 tháng tuổi mới cho động dục,  nhờ đó đàn chim giống mới có đủ thời gian kiện toàn sức lực để có thể sinh sản tốt về lâu về dài.

Nên nuôi chim trống mái ở riêng một chuồng để chúng yên tâm động dục bước vào giai đoạn sinh sản. Đến khi chúng được mười tháng hoặc mười một tháng tuổi ta mới bắt tay vào việc ghép cặp cho chúng sinh sản.

Thời gian sinh sản của trĩ mái kéo dài đến bảy, tám năm. Nhưng khoảng bốn, năm năm đầu thì sinh sản tốt, còn những năm sau đó trĩ mái đẻ không sai và trứng thường có kích thước nhỏ.

Dinh dưỡng nuôi chim Trĩ bảy màu sinh sản

Nguồn dinh dưỡng trong giai đoạn chim Trĩ bảy màu sinh sản khá quan trọng. Nếu không đáp ứng đủ thì chim sẽ không có đủ sức đề kháng để sinh trưởng tốt. Do đó ngoài thức ăn chính như cám, ngô, cám gạo nghiền nhỏ, hoặc các loại thức ăn tổng hợp thì cần tăng cường thêm nhiều loại thức ăn cũng như đạm động vật như sâu và đạm thực vật như các loại đậu bằng cách rang lên cho vàng và xay nhiễn trộn vào cám thức ăn cho chim ăn.

Kỹ thuật nuôi chim trĩ bảy màu cần đặc biệt chú ý tới cách úm chim non cũng như đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Ảnh minh họa

Kỹ thuật nuôi chim trĩ bảy màu cần đặc biệt chú ý tới cách úm chim non cũng như đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.

Bên cạnh các loại thức ăn tinh và thức ăn tổng hợp thì nên tận dụng nhiều loại rau xanh để bổ sung chất dinh dưỡng cho chim trĩ. Đối với chim trĩ nhỏ, rau xanh phải thái nhỏ trộn với cám. Còn với chim trĩ lớn thì để cả cọng ném trực tiếp vào chuồng để chim tự ăn.

Cách úm chim Trĩ bảy màu khi còn non

Nên sử dụng đèn 25W hoặc 45W nếu chuồng úm rộng, sau khi úm khoảng 20 ngày thì có thể tắt đèn và cho ra ngoài bình thường. 

Giá trị kinh tế của him Trĩ bảy màu

Hiện giá mỗi con chim Trĩ bảy màu rất đắt, tùy thuộc vào từng loại màu. Nếu mua chim giống con màu đỏ thì khoảng từ 800-1 triệu/con. Chim bố mẹ có thể lên đến 1.500 ngàn đồng/con. Với giá trị cao như vậy nhưng vẫn thu hút được rất nhiều giới chơi chim cảnh mua, nhất là những khu du lịch, những gia đình có sân vườn rộng, các khu sinh thái... Do đó khi nuôi chim này nếu bạn biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng sao cho màu sắc chim luôn đẹp, lông bóng mượt, thân hình chim chắc khỏe thì sẽ không bao giờ lo không có đầu ra.

Kỹ thuật cách nuôi chim chào mào

 

Kỹ thuật nuôi chim chào mào

Kỹ thuật nuôi chim chào mào không hề dễ. Do đó, để chào mào nhanh có lửa thì trước nhất người hướng dẫn phải tạo cho chim một tinh thần thật thoải mái kết hợp với nhiều chế độ tập dợt và tập thể lực cho chim. Đôi khi cần một chút sự khéo léo trong cách nuôi, nguồn dinh dưỡng ổn định hay cách phòng chống bệnh tật cho chim luôn khỏe mạnh. Đây là những kinh nghiệm không phải ai cũng có thể dễ dàng làm được.

Thức ăn là yếu tố đầu tiên để chim chào mào nhanh ra lửa, bạn cần phải cung cấp năng lượng cho chim để chim hoạt động thường ngày. Ngoài thức ăn công nghiệp ra phải cung cấp thêm hoa quả để tăng vitamin cho chim.

Kỹ thuật nuôi chim chào mào tương đối khó. Ảnh minh họa

Kỹ thuật nuôi chim chào mào tương đối khó. 

Việc tắm cho chim cũng rất quan trọng. Nước tắm cho chim phải sạch sẽ và lông óng mượt, các vi khuẩn trên lông chim sẽ bị tiêu diệt không có cơ hội gây bệnh cho chim. Sau khi tắm xong cần đem chim chào mào ra tắm nắng. Việc tăm nắng cho chim còn giúp chim hấp thu vitamin D một cách triệt để. Chim sẽ nhanh lên căng lửa.

Với những chế độ ăn uống, tập luyện và nghĩ dưỡng ở trên tin rằng chim chào mào sẽ nhanh ra căng lửa. Tuy nhiên khi nuôi chim chào mào khá phức tạp ở chỗ chúng có rất nhiều tật xấu khiến người nuôi nhiều khi thấy bực mình và nản. Nhưng với những cách khắc phục dưới đây phần nào giúp người nuôi dễ dàng chăm sóc chim chào mào hơn.

Tật ngoái cổ ở chim chào mào 

Tật ngoái cổ được xem là phổ biến hơn cả. Nguyên nhân chính gây ra là do lồng nuôi chật hẹp cũng có thể do tính mà sinh ra. Nhưng dù nguyên nhân nào thì cần phải can thiệp ngay nếu phát hiện. Bạn cần chuyển chim sang một chiếc lồng rộng, thoáng mát hơn.

Tật hay lộn mèo ở chim chào mào

Chim chào mào rất nghịch ngợm nên nếu khi nuôi trong một chiếc lồng quá rộng chúng sẽ quậy suốt ngày bằng cách lộn mèo. Tật này sẽ khiến chim hay bị thương vì chúng hoạt động thường xuyên không may va chạm vào lồng. Khắc phục tật này của chim bằng cách đơn giản là tạo ra một cầu lộn bằng giây ngang qua lồng chim. Cũng có thể đeo vật nặng ở chân chim để chúng bớt nhảy nhót.

Tật tự cắn mình ở chào mào

Nuôi chim chào mào nếu không để ý thường xuyên sẽ rất nguy hiểm cho chim bởi chúng hay có tật cắn đuôi, lông và chân. Nếu thấy trường hợp này ở chim chào mào cần cho chim tắm, phơi nắng sẽ hết, lồng vệ sinh sạch sẽ. 

Kỹ thuật nuôi chim chào mào phải tinh ý nhận ra các tật xấu của chúng để kịp thời chặn. Ảnh minh họa

 Kỹ thuật nuôi chim chào mào phải tinh ý nhận ra các tật xấu của chúng để kịp thời chặn. 

Tật cái gì cũng sợ của chim chào mào

Thường bị tật này rơi vào nuôi từ chim non, chim tơ lên, thỉnh thoảng vẫn gặp ở chim bổi. Những tật này chữa được nhưng đòi hỏi phải kiên trì. Cần tập cho chim quen dần với môi trường sống mới bằng cách khi cho chim ăn nên ngồi đó ngắm ngía, vuốt ve và nói chuyện cùng chim, dần dần chim sẽ nhận ra chủ. Sau đó cần phải cho chim tiếp xúc với nhiều người hơn là treo lồng chim nơi thoáng nhất, nhiều người quan sát được nhất.

Tật không ngủ đúng vị trí của chào mào

Tật ngủ dơi của chào mào cũng rất hay gặp, nhất là thời gian đầu tiên khi chúng vừa mua về. Do đó trong kỹ thuật nuôi cần phải tinh í. Nếu sáng ra thấy chim ủ rũ, lông te tua thì cần kiểm tra vào ban đêm xem chúng có ngủ treo mình lên bu lồng hay không. Cách trị, tối vẫn trùm áo lồng nhưng khi treo, để lồng chim gần chổ có ánh sáng vừa, dần dần cho đến yếu, hoặc cho chim ngủ sớm.

Kỹ thuật cách nuôi chim Oanh

  Không giống như các loài chim khác, chim Oanh thường không hót quanh năm mà chỉ hót vào mùa chúng phát dục. Do đó kỹ thuật nuôi chim Oanh chủ yếu làm cảnh bởi chúng có bộ lông rất đẹp.

Chọn giống chim Oanh

Để việc nuôi chim Oanh thuận lợi, ngay từ đầu bạn có thể chọn chim bổi trống bởi chúng có bộ lông đẹp hơn con mái. Chim bổi phải có bộ lông mượt, chân chạy nhanh, mắt sáng, lưỡi mỏng...

Kỹ thuật nuôi chim Oanh tương đối khó bởi đây là loài chim khó tính. Ảnh minh họa

Kỹ thuật nuôi chim Oanh tương đối khó bởi đây là loài chim khó tính. 

Lồng nuôi chim oanh

Lồng nuôi chim Oanh cũng không cần phải cầu kỳ, càng đơn giản càng tốt vì chúng sẽ có không gian thoải mái để nhảy nhót. Bạn cũng nên để lồng nuôi nơi khô ráo, thoáng mát, có không gian xanh tự nhiên càng tốt.

Kỹ thuật nuôi chim Oanh

Kỹ thuật nuôi chim Oanh đòi hỏi người nuôi phải kiên trì, không nóng vội. Bởi đây là loài chim khá khó tính, chúng lại có đặc điểm không thường xuyên hót mà chỉ hót khi chúng động dục. Do đó người nuôi muốn chúng hót thì phải chợ đợi.

Đây cũng là loài chim khá sạch sẽ nên khi nuôi trong lồng cần phải tắm thường xuyên. Khi phơi nắng không nên quá nhiều chỉ phơi nắng 1 đến 2 giờ là đủ. Để kích thích cho chim trống mau hót thỉnh thoảng ta nên cho chúng soi tấm gương lớn và dùng băng đĩa tiếng hót của chúng sẽ giúp chim mau hót hơn. 

Kỹ thuật nuôi chim Oanh cần kiên trì trong việc thuần dưỡng. Ảnh minh họa

Kỹ thuật nuôi chim Oanh cần kiên trì trong việc thuần dưỡng. 

Dinh dưỡng của chim Oanh

Nguồn dinh dưỡng thích hợp nhất của chim Oanh đó là các loại côn trùng như sâu bọ, cào cào, dế gián hay các loài nhện. Tuy nhiên khi chúng ta nuôi chúng trong lồng hẳn nhiên là phải tập cho chúng quen với thức ăn mà ta chọn một thời gian ngắn chim sẽ quen dần và cảm thấy khoái khẩu. Nếu chim còn nhỏ tất cả được chế biến xay nhỏ và phơi nắng hoặc sấy khô, tránh bị ẩm ướt, nấm mốc chim dễ bị bệnh tiêu hóa về đường ruột. 

Phòng bệnh cho chim Oanh

Cũng giống như nhiều loài chim khác, chim Oanh cũng không mắc nhiều bệnh nhưng khi nuôi cũng cần phải đặc biệt lưu ý tới những bệnh thông thường như bệnh tiêu chảy, lông xù và nấm vi khuẩn. Nếu gặp trường hợp này cần phải cho chim uống thuốc bổ, vitamin và thuốc kháng sinh phòng bệnh. 

Nuôi cá rồng đỏ tiền bạc 'ào ạt' vào nhà

  Cá rồng là loài cá phong thủy sở hữu một ngoại hình vô cùng nổi bật nhờ mang chiếc vảy óng ánh, giống như chúng đang khoác lên người một b...